Thursday, 28/03/2024 - 23:08|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Nghĩa Trụ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỹ thuật sơ cứu gãy xương

Cho dù là gãy xương kín hay gãy xương hở thì công tác sơ cứu gãy xương cũng phải được tiến hành nhanh chóng chính xác tại nơi xảy ra tai nạn.

Nhận định chung

Hầu hết các nước đều phải đối mặt với tai nạn và chấn thương, tuy nhiên sự gia tăng gặp nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Trong chấn thương thì hay gặp gãy xương. Theo Brune trong 300.000 trường hợp chấn thương thì có tới 45.000 trường hợp gãy xương (chiếm 15%), và thường gặp ở độ tuổi 20-40, nam chiếm nhiều hơn nữ.

Trong các xương bị gãy thì gãy xương cột sống, vỡ xương chậu và gãy xương đùi là nặng nề và nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.

Gãy xương nếu được sơ cứu tốt sẽ giảm được tai biến, giảm đau, và giảm chi phí điều trị.

Lý thuyết liên quan

Gãy xương là tổn thương liên quan đến sự toàn vẹn của xương. Thường gặp do chấn thương hoặc do bệnh lý.

Gãy xương do chấn thương chia làm hai loại

Chấn thương trực tiếp: xương bị gãy ở ngay nơi lực gây chấn thương tác động, thường gặp trong tai nạn giao thông do bánh xe ô tô, xe máy,

Chấn thương gián tiếp: gãy xương ở xa nơi tác động của lực gây chấn thương.

Gãy xương bệnh lý có hai loại chính

Do xương bị bệnh rồi gãy như u nang xương, viêm xương, loạn sản xương. Người bệnh bị ung thư ở các tổ chức khác nhưng di căn vào xương làm cho

xương yếu đi và có thể gãy khi có động chạm nhẹ.

Phân loại gãy xương

Gãy xương kín: là gãy xương mà ổ gãy không thông với bên ngoài.

Gãy xương hở: là gãy xương mà ổ gãy thông với bên ngoài. Gãy hở nguy hiểm hơn gãy kín vì nguy cơ nhiễm trùng cao.

Cho dù là gãy xương kín hay gãy xương hở thì công tác sơ cứu gãy xương cũng phải được tiến hành nhanh chóng chính xác tại nơi xảy ra tai nạn nhằm mục đích:

Giúp người bệnh đỡ đau, phòng ngừa sốc do chấn thương.

Giảm bớt nguy cơ gây tổn thương thêm mạch máu, thần kinh, cơ, da do gãy xương gây nên.

Phòng ngừa gãy xương kín biến thành gãy xương hở di lệch.

Trong trường hợp gãy xương hở, cố định gãy xương kết hợp với xử lý vết thương phần mềm tốt còn có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Gãy cột sống luôn được xếp là một chấn thương nặng. Trong khi khám và sơ cứu tuyệt đối không cho di chuyển mạnh nạn nhân, không cho nạn nhân ngồi dậy. Sơ cứu gãy xương cột sống phải luôn có người chỉ huy, người này luôn đứng ở phía trên đầu nạn nhân để giữ thẳng đầu và cổ nạn nhân cho đến khi bất động xong. Trong gãy cột sống cổ, nhất là đoạn cao, nếu sơ cứu không tốt sẽ gây tử vong ngay vì bị kích thích hành não.

Xương đùi là xương dài nhất cơ thể, nằm trong khu có nhiều cơ, mạch máu, thần kinh lớn, vì vậy nếu không xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật, nạn nhân có thể chết do sốc do chảy máu hoặc do đau.

Nguyên tắc khi bất động gãy xương

Khi sơ cứu nạn nhân bị gãy xương người điều dưỡng cần phải tiến hành cố định xương gãy. Để việc cố định xương gãy hiệu quả cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguy hiểm.

Nẹp được sử dụng để cố định xương gãy phải đủ dài để đủ bất động chắc khớp trên và dưới ổ gãy.

Buộc dây cố định nẹp phải trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.

Không nên cố cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần áo theo đường chỉ (nếu phải cởi thì cởi bên lành trước).

Không đặt trực tiếp nẹp vào da nạn nhân. Các mấu lồi đầu xương, vùng tỳ đè phải có lót bông rồi mới đặt nẹp.

Trường hợp gãy xương kín

Bất động xương gãy (chi) theo tư thế cơ năng (đối với chi dưới duỗi gối ở tư thế 170° - 180°, đối với chi trên gấp khuỷu 90°).

Cố định nhẹ nhàng, cẩn thận, phải có người phụ kéo nắn chi liên tục cho tới khi cố định xong.

Trường hợp gãy hở, gãy nội khốp

Phải bất động theo tư thê gãy, không kéo nắn. Kết hợp xử trí vết thương phần mềm. Nếu có tổn thương mạch máu phải cầm máu trước khi bất động..

Sau khi cố định xong: đối vối chi trên dùng băng tam giác treo đỡ tay lên cổ. Đối vối chi dưới buộc hai chi vào nhau.

Quy trình kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật cố định gãy xương cẳng tay

Đánh giá tình trạng toàn thân:

Lấy dấu hiệu sinh tồn, xác định vị trí gãy xương.

Chuẩn bị nạn nhân:

Để nạn nhân nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi.

Giải thích nạn nhân về kỹ thuật sẽ tiến hành.

Bộc lộ chi tổn thương.

Chuẩn bị dụng cụ:

Hai nẹp gỗ: nẹp ngoài dài từ quá khuỷu tay đến đẩu ngón tay, nẹp trong từ nếp gấp khuỷu tay đến lòng bàn tay, dày 0,5 -1 cm.

Bông, gạc tốt nhat la bông mỡ.

Băng cuộn, một băng tam giác.

Hộp thuốc chống sốc.

Người phụ đứng phía trước nạn nhân đỡ trên và dưới ổ gãy:

Một tay đỡ khuỷu, một tay nắm lấy bàn tay của nạn nhân kéo nhẹ theo trục của chi.                             

Người chính đặt nep:

Nẹp thứ nhất ở mặt trước cẳng tay từ khuỷu đến khớp ngón bàn.

Nẹp thứ hai đặt ở mặt sau căng tay, đối xứng với nẹp thứ nhất.

Độn bông:

Độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè.

Cố định nẹp:

Dùng băng cuộn cố định hai nẹp vối nhau theo thứ tự: trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, bàn tay, khuỷu(nếu cần).

Đỡ tay nạn nhân:

Để cẳng tay nhân nạn nhân gấp 90° so với cánh tay, dùng băng cuộn đỡ cẳng tay nạn nhân vòng qua co nạn nhân.

Đánh giá:

Kiểm tra nhiệt độ bàn tay, màu sắc ngón tay.

Ghi phiếu chuyển thương và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện:

Ghi họ tên nạn nhân, tổn thương, các xử trí đã làm, ngày giờ, tên người xử trí.

Quy trình kỹ thuậy cố định gãy hai xương cánh tay

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân:

Lấy dấu hiệu sinh tồn, khám thực thể, xác định vị tri xương gãy.

Chuẩn bị nạn nhân:

Để Nạn nhân nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi.

Giải thích nạn nhân về kỹ thuật sẽ tiến hành. Bộc lộ chi tổn thương.

Quan sát và đánh giá tình trạng chi tổn thương.

Chuẩn bị dụng cụ:

Hai nẹp dài từ quá vai đến khuỷu tay và dải từ dưới hố nách đến quá nếp gấp khuỷu tay.

Bông, gạc tốt nhất là bông mỡ, băng cuộn.

Hộp thuốc chống sốc.

Phiếu chuyển thương.

Người phụ:

Đứng đối diện với nạn nhân một tay đỡ khuỷu, một tay đỡ cánh tay sát hõm nách và kéo nhẹ nhàng theo trục của cánh tay. Đỡ cẳng tay vuông góc với cánh tay.

Người chính đặt hai nẹp ở hai mặt trước và sau cánh tay:

Một nẹp ngoài đi từ quá vai đến quá khuỷu tay, một nẹp trong đi từ hõm nách đến quá khuỷu tay.

Độn bông:

Độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè.

Cố định nẹp:

Dùng băng cuộn để cố định hai nẹp với nhau và đảm bảo đủ chắc, vị trí: một dây trên ổ gãy, một dây dưới ổ gãy.

Đỡ tay nạn nhân:

Dùng băng cuộn hoặc băng treo vòng qua cổ nạn nhân để treo tay nạn nhân ở tư thế cẳng tay gấp 90°, bàn tay cao hơn khuỷu tay và ủp vào thân mình.

Đánh giá:

Kiểm tra tuần hoàn đầu bàn tay và đầu chì.

Ghi phiếu theo dõi và chuyển nạn nhân đến bệnh viện:

Ghi phiếu chuyển thương và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Ghi họ tên nạn nhân, tổn thương, các xử tri đã làm, ngày giờ          .

Quy trình kỹ thuật cố định gãy hai xương cẳng chân

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân:

Khám thực thể; lấy dấu hiệu sinh tổn; xác định vị tri xương gãy.

Chuẩn bị dụng cụ:

Haí nẹp kích thước 80 - 130 cm, rộng 8 - 10cm, dày 1cm.

Bông, gạc tốt nhất là bông mỡ, gạc sạch.

Băng cuộn.

Chuẩn bị nạn nhân:

Để nạn nhân nằm.

Giải thích nạn nhân về kỹ thuật sẽ tiến hành. Bộc lộ chi tổn thương..

Quan sát và đánh giá tình trạng chí tổn thương           .

Người phụ thứ nhất:

Ngồi bên nạn nhân {phía bên lành), luồn hai tay nâng đõ chi nạn nhân (phía trên và dưới chỗ gãy).

Người phụ thứ hai:

Ngồi ở phía bàn chân của nạn nhân. Một tay đỡ gót chân gãy của nạn nhân và kéo nhẹ nhàng theo trục của chi, tay kia nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy về phía đùi để bàn chân vuông góc vối cẳng chân, mắt luôn theo dõi sắc mặt nạn nhân.

Người chính:

Đặt hai nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy.

Nẹp ngoài từ mào chậu đến quá gót.

Nẹp trong từ bẹn đến quá gót.

Độn bông:

 Độn bông vào hai đầu nẹp và các đầu xương cả phía trong và ngoài của chi.

Cố định:

Cố định hai nẹp với nhau ỏ các vị trí và đảm bào đủ chắc theo thứ tự:

Trên ổ gãy.

Dưới ổ gãy.

Trên khớp gối khoảng 3-5 cm.

Băng số 8 sát cổ chân.

Cố định hai chi với nhau bằng một dải ở cổ chân, một dải ỏ chính khớp gối.

Kiểm tra tuần hoàn:

Kiểm tra nhiệt độ, cảm giác bàn chân và màu sắc ngón chân           .

Ghi phiếu chuyển thương và chuyển nạn nhân đến bệnh viện:

Ghi họ tên nạn nhân, tổn thương, các xử trí đã làm, ngày giờ          .

Quy trình kỹ thuật cố định gãy xương đùi

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân:

Lấy dấu hiệu sinh tồn.

Khám thực thể, tìm các tổn thương phối hợp.

Chuẩn bị dụng cụ:

Ba nẹp kích thước 8 - 30 cm, rộng 8 - 10cm, dày 1cm.

Bông, gạc tốt nhất là bông mỡ, gạc sạch.

Băng cuộn hoặc bãng vải.

Chuẩn bị nạn nhân:

Để nạn nhân nằm.

Giải thích nạn nhân về kỹ thuật sẽ tiến hành. Bộc lộ chi tổn thương.

Quan sát và đánh giá tình trạng chi tổn thương           .

Ngưởi phụ thứ nhất ngồi phía dưới chân nạn nhân:

Một tay đỡ gót chân nạn nhân và kéo theo tư thế thẳng trục. Một tay nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy ngược về đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân. Mắt tuôn quan sát sầc mặt nạn nhân.

Người phụ thứ hai ngồi phía bên chi lành:

Luồn hai tay nâng đõ chi nạn nhân (phía trẽn và dưới chỗ gãy) và đỡ nẹp.

Người chính đặt hai nẹp phía mặt trong và mặt ngoài của đùi:

Nẹp trong từ bẹn đến quá gót.

Nẹp ngoài tử hố nách đến quá gót.

Độn bông:

Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của xương cả phía trong và phía ngoài.

Cố định:

Dùng băng cuộn hoặc dây vài để cố định hai nẹp với nhau theo thứ tự:

Trên ổ gãy.

Dưới ổ gãy.

Dưới khớp gối -1/3 dưới cẳng chân.

Ngang mào chậu, ngang ngực.

Băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.

3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.

Trường hợp ba nẹp:

Hai người phụ:

Quỳ sát bên cạnh nạn nhân giúp nạn nhân nằm hơi nghiêng sang bên lành và nằm lại tư thế ban đầu sau khi đã đặt nẹp xong. Sau đó, mỗi ngưòi về vị trí và làm nhiệm vụ như trường hợp đặt hai nẹp.

Người chính đặt nẹp:

Đặt nẹp thứ nhất từ sau xương bả vai đến quá gót chân.

Nẹp thứ hai từ hõm nách đến quá gót chân.

Nẹp thứ ba từ bẹn đến quá gót chân.

Độn bông:

Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của xương cả phía trong và phía ngoài và phía sau (xương bả vai).

Cố định:

Dùng băng cuộn hoặc dây vải để cố định hai nẹp với nhau theo thứ tự:

Trên ổ gãy.

Dưới ổ gãy.

Dưới khớp gối.

1/3 dưới cẳng chân.

Ngang mào chậu, ngang ngực.

Băng số 8 để' giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân           .

Kiểm tra tuần hoàn:

Kiểm tra nhiệt độ, cảm giác và màu sắc ngón chân.

Ghi phiếu theo dõi:

Ghi họ tên nạn nhân, tổn thương.

Các xử trí đã làm.

Ngày giờ, tên người xử trí.

Chuyển nạn nhân tới bệnh viện:

Nhanh chóng, nhẹ nhàng.

Quy trình kỹ thuật cố định gãy cột sống cổ

Chuẩn bị:

Vản cứng.

Tám cuộn băng to bản.

Gối, màn.

Bộ chống sốc.

Chuẩn bị nạn nhân:

Giải thích cho nạn nhân kỹ thuật sẽ tiến hành.

Đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng:

Người thứ nhất quỳ phía trên đầu nạn nhân luồn hai tay giữ đầu và vai nạn nhân.

Người thứ hai luồn hai tay dưới lưng và thắt lưng.

Người thứ ba Ịuổn hai tay dưới đùi và cẳng chân.

Người điều khiển hô 1, 2, 3 tất cả cùng nâng nạn nhân lên và đặt trên ván cứng.

Đánh giá nạn nhân:

Lấy dấu hiệu sinh tổn.

Khám thực thể đánh giá các tổn thương phối hợp.

Người chính:

Giữ đầu nạn nhân.

Người phụ cố định nạn nhân vào cáng:

Dùng 8 cuộn băng đề cố định nạn nhân vào ván cứng ở các vị trí: trán; qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khốp gối, qua cẳng chân, băng hai bàn chân.

Chèn người:

Dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.

Viết phiếu chuyển thương:

Ghi họ tên nạn nhân, tổn thương, các xử tri đã làm, ngày giò, tên người xử trí.

Chuyển nạn nhân đến bệnh viện:

Nhanh chóng, nhẹ nhàng bằng các phương tiện sẵn có.

Quy trình kỹ thuật cố định gãy cột sống lưng - thắt lưng

Chuẩn bị:

Ván cứng.

5 cuộn băng to bản.

Gối, màn hay chăn mỏng.

Bộ chống sốc.

Chuẩn bị nạn nhân:

Giải thích cho nạn nhân kỹ thuật sẽ tiến hành .

Đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng.

Người thứ nhất luồn hai tay giữ đầu và vai nạn nhân.

Người thứ hai giữ lưng và thắt tưng.

Người thứ ba luồn hai tay dưới đùi và cẳng chân.

Người điểu khiển hô 1,2,3 tất cả cùng nâng nạn nhân lên và đạt trên ván cứng.

Đánh giá nạn nhân:

Lấy dấu hiệu sinh tổn.

Khám thực thể đánh giá các tổn thương phối hợp.

Người phụ thứ nhất:

Giữ đầu nạn nhân.

Người phụ thứ hai:

Đỡ hai chân sao cho bàn chân đứng và vuông góc với cẳng chân.

Người chính cố định nạn nhân vào cáng:

Dùng năm cuộn băng để cố định nạn nhân vào cáng hoặc cố định hai chi của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân  .

Chèn người:

Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân.

Viết phiếu chuyền thương:

Ghi họ tên nạn nhân, tổn thương, các xử tri đã làm, ngày giờ.

Chuyển nạn nhân đến bệnh viện:

Nhanh chỏng, nhẹ nhàng bằng các phương tiện sẵn có.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 31
Hôm qua : 56
Tháng 03 : 820
Năm 2024 : 2.246